Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Trong trường hợp cha và mẹ đều là người khuyết tật thì được tách trẻ em khỏi cha mẹ hay không?

Quyết định về việc tách trẻ em khỏi cha mẹ trong trường hợp cha mẹ đều khuyết tật là một quyết định khó khăn, không những vậy nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp, đặc biệt là Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007. Hành động này đòi hỏi sự can thiệp của các cơ quan quản lý và chú trọng đến việc bảo đảm quyền lợi và phát triển toàn diện cho trẻ, nhất là trong bối cảnh những nguyên tắc này đang làm nền tảng cho quyết định này. Mời bạn cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tham khảo chi tiết hơn trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Như thế nào là người khuyết tật?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 có quy định giải thích về người khuyết tật như sau:

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”

Cụ thể theo khoản 2 Điều 3 Luật người khuyết tật 2010 quy định người khuyết tật được chia theo 3 mức độ khuyết tật như sau:

Thứ nhất: Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

Thứ hai: Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

Thứ ba: Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Dịch vụ Luật sư Apolo Lawyers

Trong trường hợp cha và mẹ đều là người khuyết tật thì được tách trẻ em khỏi cha mẹ hay không?

2. Có được tách trẻ ra khỏi cha me bị khuyết tật hay không?

Theo quy định tại Công ước về quyền của người khuyết tật 2007, có quy định về vấn đề tôn trọng tổ ấm và gia đình của người khuyết cụ thể như sau:

Việc tách trẻ em khỏi cha mẹ chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt và phải được xem xét và quyết định một cách cẩn thận và công bằng. Khoản 4 của Điều 23 trong Công ước này có nêu: “Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng trẻ em không bị tách khỏi cha mẹ trái với ý muốn của trẻ, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phù hợp với luật và thủ tục có hiệu lực rằng việc tách trẻ khỏi cha mẹ là cần thiết vì lợi ích tốt nhất của trẻ, quyết định này phải được xem xét lại về mặt tư pháp. Trong mọi trường hợp, không bao giờ được tách trẻ em khỏi cha mẹ trên cơ sở sự khuyết tật của trẻ, của bố, mẹ hoặc của cả hai bố mẹ.

Điều này là một cam kết mạnh mẽ về việc bảo vệ quyền lợi và tôn trọng đối với cuộc sống gia đình của người khuyết tật. Mục tiêu của quy định này là ngăn chặn sự giấu giếm, bỏ rơi, và cách ly trẻ em khuyết tật, hay tách trẻ ra khỏi bố mẹ vì bố mẹ bị khuyết tật, nhằm giữ cho tổ ấm và môi trường gia đình của trẻ lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của trẻ theo hình thức tốt nhất có thể.

Như vậy có thể nói, việc tách rời trẻ em ra khỏi cha mẹ bị khuyết tật của các em phải được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật, việc tách trẻ em ra khỏi cha mẹ phải xuất phát từ lợi ích cần thiết tốt nhất cho đứa trẻ và quyết định này phải được xem xét lại về mặt tư pháp. Trong mọi trường hợp, không bao giờ được tách trẻ em hỏi cha mẹ dựa trên cơ sở sự quyết đoán của đứa trẻ, hoặc sự quyết tâm của cả hai cha mẹ, hoặc sự khuyết tật của một cha/một mẹ. Hay nói cách khác, không được tách trẻ em khỏi cha mẹ vì lý do cha mẹ bị khuyết tật.

Dịch vụ Luật sư Apolo Lawyers

Trong trường hợp cha và mẹ đều là người khuyết tật thì được tách trẻ em khỏi cha mẹ hay không?

3. Pháp luật quy định về xử phạt hành vi cản trở quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật như thế nào?

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt về hành vi cản trở quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;

b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật.

Mức phạt này được áp dụng cho các hành vi cụ thể như kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật, Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật, cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng, cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.

Như vậy có thể nói, hành vi tách trẻ em có cha mẹ vì lý do cha mẹ của chúng là người khuyết tật có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.

Nếu Quý khách vẫn còn khó khăn, thắc mắc thêm về các vấn đề liên quan đến chủ đề nêu trên. Cũng như các vấn đề khác Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Apolo Lawyers được biết đến là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín nhất tại Việt Nam. Nếu bạn đang bối rối và không biết các thủ tục pháp lý và bạn muốn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức. Đặc biệt, khi bạn lựa chọn chúng tôi, chúng tôi cam kết khi bạn sử dụng dịch vụ ly hôn này sẽ rút ngắn tối đa các vụ việc.

Apolo Lawyers cũng có nhiều hình thức tư vấn cho khách hàng bao gồm: tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng, tư vấn qua email, tư vấn qua điện thoại và nhiều hình thức khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho khách hàng.

>>> Xem thêm: Tại sao khi ly hôn và chia tài sản cần phải có Luật sư

>>> Xem thêm: Vợ chồng ly hôn, tài sản thừa kế thuộc về ai

APOLO LAWYERS

Dịch vụ Luật sư nhà đất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Điều tra, đánh giá pháp lý tổng thể trong M&A - Due Diligence (DD)

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Dịch Vụ Tham Gia Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án

Tư vấn ly hôn trọn gói tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon