Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Có được lục soát người khi nghi ngờ người khác ăn trộm không?

Tự ý lục soát túi, quần áo của người khác khi nghi ngờ có hành vi ăn trộm là hành động diễn ra không phải hiếm gặp hiện nay. Hành vi lục soát người khi nghi ngờ người khác ăn trộm có vi phạm pháp luật không? Để trả lời cho các câu hỏi trên hãy cùng Apolo Lawyers tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Bạn có bất kỳ khó khăn, thắc mắc cần được tư vấn hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Apolo Lawyers (Hotline 0903.419.479) để được đội ngũ hỗ trợ sớm nhất!

1. Có được lục soát người khi nghi ngờ người khác ăn trộm không?

Căn cứ theo Điều 192 Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015, việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu,... chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định rằng trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.”

Như vậy, không được tự ý khám xét hay lục soát người khác khi nghi ngờ ăn trộm mà không có căn cứ để xác định trong người họ có phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Có được lục soát người khi nghi ngờ người khác ăn trộm không? 

2. Nghi ngờ người khác ăn trộm cần làm gì?

Khi gặp trường hợp phát hiện một người có dấu hiệu thực hiện hành vi trộm cắp, tuy nhiên vẫn chưa có căn cứ xác định về việc trộm cắp của họ thì không được tự ý lục soát. Nhưng bạn vẫn có quyền tố giác về hành vi của người đso đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để kịp thời tiến hành xác minh và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. bằng các cách sau:

  • Trực tiếp tố giác bằng miệng tại cơ quan có thẩm quyền;

  • Gửi trực tiếp văn bản hoặc qua dịch vụ bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền;

Khi tố giác cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày cụ thể, rõ ràng về những việc liên quan đến người mà mình tố giác.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Có được lục soát người khi nghi ngờ người khác ăn trộm không? 

3. Khi nào thì được khám xét người đối với hành vi trộm cắp tài sản?

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét cụ thể như sau:

  • Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

  • Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

Như vậy, theo quy định nêu trên, những người sau đây là người có thẩm quyền ra lệnh khám xét người:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

  • Những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Lưu ý: lệnh khám xét của những người này và người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

Trong trường hợp khẩn cấp thì những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét người:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

  • Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

  • Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Nếu có khó khăn, thắc mắc về Có được lục soát người khi nghi ngờ người khác ăn trộm không? Cũng như các vấn đề khác Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp lý trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

APOLO LAWYERS

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Dịch vụ Luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư trong nước & nước ngoài

Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp

Dịch vụ Luật sư nhà đất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon