Người bệnh tâm thần do bị rối loạn về ý thức, cảm xúc, tư duy và hành vi tác phong... dẫn đến chỗ phá hoại mối quan hệ đúng đắn giữa người bệnh với tập thể, với xã hội. Nhiều trường hợp làm mất khả năng lao động, khả năng phục vụ trong quân đội, khả năng sử dụng quyền công dân và khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Đối chiếu với quy định của Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 thì trường hợp người bị bệnh tâm thần đến mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
“Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì quyền yêu cầu giám định là của đương sự và người đại diện của họ, cụ thể tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“Điều 207. Yêu cầu giám định
1. Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
2. Người yêu cầu giám định có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật giám định tư pháp.”
Tuy nhiên, riêng đối với trường hợp cần làm rõ tình trạng tâm thần của người bị buộc tội thì không được phép. Thủ tục giám định tâm thần chỉ được xem xét thực hiện dựa trên đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Nhưng bằng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, Luật sư có thể xem xét các tình tiết, hồ sơ vụ án, đưa ra ý kiến pháp lý để cơ quan, người tiến hành tố tụng cân nhắc việc giám định tâm thần cho bị can, bị cáo. Điều này là một trong nhiều điểm có lợi khi bị can, bị cáo có yêu cầu được luật sư tham gia vụ án hình sự để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quý Khách hàng có nhu cầu, liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
- Trụ sở: Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh: Tầng 9 K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Tel: (028) 66.701.709 | (028) 35.059.349
- Mobile 1: 0939.486.086 | Mobile 2: 0908.043.086
- Email: contact@apolo.com.vn
- Website: www.luatsutructuyen.vn
Hotline: 0903.600.347
Facebook: Công ty Luật Apolo Lawyers
APOLO LAWYERS