Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Bị xử phạt như thế nào khi cướp tài sản nhưng làm chết người?

Hành vi cướp tài sản hiện nay đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Để thực hiện các hành vi này các đối tượng không ngần ngại thẳng tay gây thương tích cho nạn nhân, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản mà còn xâm phạm đến sức khỏe và tính mạng của con người. Hành vi này có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí là chế người. Vậy pháp luật xử lý hành vi này như thế nào? Do đó, hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers (Hotline: 0903 419 479) để tìm hiểu bị xử phạt như thế nào khi cướp tài sản nhưng làm chết người nhé! 

1. Tội cướp tài sản được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 168 Bộ Luật Hình Sự 2015, Tội cướp tài sản là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.

2. Cướp tài sản nhưng “vô ý” làm chết người có bị xử phạt không?

Trong quá trình cướp tài sản, các đối tượng vô ý gây ra tai nạn hoặc cố ý gây ra tai nạn nhưng chỉ nhằm mục đích trốn chạy chứ không cố ý gây chết người thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản với tình tiết định khung hình phạt là làm chết người.

Theo điểm c khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 18 năm - 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

  • Làm chết người…

Như vậy, với trường hợp “vô ý” làm chết người, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản với mức phạt tù từ 18 năm - 20 năm hoặc tù chung thân.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Bị xử phạt như thế nào khi cướp tài sản nhưng làm chết người? 

3. Cướp tài sản nhưng “cố ý” làm chết người bị xử phạt như thế nào?

Trong quá trình cướp tài sản người phạm tội gây ra hậu quả chết người là do hành vi dùng vũ lực với lỗi cố ý, cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; cả do hành vi dùng vũ lực, trong quá trình cướp tài sản cũng như trong quá trình tẩu thoát. Với trường hợp này, ngoài Tội cướp tài sản, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người.

Đối với trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra là ngoài mong muốn của người phạm tội. Thì người phạm tội vẫn bị truy cứu cả hai tội, đó là Tội cướp tài sản và Tội giết người (trường hợp chưa đạt).

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Bị xử phạt như thế nào khi cướp tài sản nhưng làm chết người? 

4. Các biện pháp phòng ngựa tội cướp giật tài sản

  • Không dừng, đậu xe nơi tối vắng, nếu phải qua khu vực này nên đi từ 2 người, cảnh giác khi có đối tượng nghi vấn.

  • Không sử dụng điện thoại khi đi đường, trường hợp cần thì đậu xe trên lề và quan sát xung quanh.

  • Nếu có nhu cầu vận chuyển tiền với số lượng lớn, nhất thiết phải dùng xe chuyên dụng, ô tô hoặc taxi và bố trí đủ người canh giữ bảo vệ khi đưa tiền lên xuống.

  • Khi đi đường, người đeo dây chuyền vòng vàng cần cài kín nút áo cổ, không để lộ trang sức ra ngoài. Nếu mang túi xách nên bỏ vào cốp xe hoặc móc chặt vào xe ràng buộc kĩ càng.

  • Trên đường đi nếu phát hiện có đối tượng nghi vấn bám theo thì chạy chậm sát lề đường hoặc tấp vào nơi có đông người.

  • Khi rút tiền ở ngân hàng và điểm ATM nên có người đi cùng và quan sát cảnh giác.

  • Khi bị cướp giật phải tri hô, đồng thời ghi nhớ nhận dạng, loại xe, biển số… và đến ngay cơ quan công an gần nhất trình báo.

  • Kiểm soát những người nghiện ma túy, người sau cai nghiện;

  • Phát huy vai trò của nhân dân và các cơ quan, tổ chức trong phòng ngừa tội cướp tài sản;

  • Biện pháp về quản lý cư trú, quản lý địa bàn;

  • Nâng cao hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ trinh sát của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong ngăn chặn tội cướp tài sản.

  • Bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra, canh gác, phục kích, chốt chặn ở những tuyến, những địa bàn trọng điểm về tội cướp tài sản;

  • Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân để ngăn chặn không cho tội phạm được thực hiện đến cùng.

Nếu có khó khăn, thắc mắc về Bị xử phạt như thế nào khi cướp tài sản nhưng làm chết người? Cũng như các vấn đề khác Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp lý trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

APOLO LAWYERS

Dịch vụ Luật sư đại diện tham gia tố tụng

Tư vấn pháp luật trực tuyến

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon