Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Trường hợp nào sẽ phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự?

Cho vay lãi nặng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi những hậu quả của nó và những hành vi vi phạm pháp luật kéo theo. Thực trạng này đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước, là nguyên nhân dẫn đến các hành vi phạm tội như: Giết người, Cố ý gây thương tích, Cướp tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Bắt giữ ng­ười trái pháp luật, Xâm phạm chỗ ở của công dân,… mang đậm tính chất xã hội đen đặc biệt nghiêm trọng. Cho vay lãi nặng là một hình thức cho vay bất hợp pháp và hoạt động này không được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn tồn tại rất nhiều đối tượng/nhóm đối tượng/tổ chức tín dụng đen cho vay nặng lãi. Do đó, hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers (Hotline: 0903 419 479) tìm hiểu Trường hợp nào sẽ phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nhé!

I. Cho vay lãi nặng được hiểu như thế nào?

  • Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị Quyết số 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn Điều 201 BLHS thì cho vay lãi nặng được hiểu là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

  • Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015, các bên có thể tự do thỏa thuận mức lãi suất, tuy nhiên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

  • Như vậy, trường hợp cho vay với mức lãi suất từ 100 %/năm trở lên được hiểu là trường hợp cho vay lãi nặng.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Trường hợp nào sẽ phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự?

II.Mức hình phạt của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Căn cứ theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Đối chiếu quy định trên quy định trên, mức phạt với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:

  • Phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm với tội cho vay nặng lãi như trên.

  • Phạt tiền từ 200 triệu - 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên.

  • Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dịch vụ luật sư Apolo LawyersTrường hợp nào sẽ phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự?

III. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị Quyết số 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn Điều 201 BLHS quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

  • Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

  • Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

  • Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,...) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

  • Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết này. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt.

Nếu có khó khăn, thắc mắc về Trường hợp nào sẽ phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự? Cũng như các vấn đề khác Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Chúng tôi là công ty luật hoạt động dựa trên nền tảng lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm làm đầu. Luật sư của chúng tôi là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm hành nghề lâu năm, luôn làm việc tận tâm, nhiệt tình và hiệu quả. Chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội. Thông tin của khách hàng được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Và điều quan trọng mang đến sự thành công cho chúng tôi là chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm và lợi ích tối đa trong từng vụ việc.

>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp lý trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

APOLO LAWYERS

Tư vấn pháp luật trực tuyến

Dịch vụ Luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Tư vấn, soạn thảo hợp đồng

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon