Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Tiền lãi quá hạn được tính như thế nào

Có thể hiểu, lãi chậm trả là khoản tiền lãi phát sinh mà bên vay/mượn phải trả cho bên cho vay khi đến hạn mà bên vay không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, trong đó, số tiền lãi này được tính trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

1/ Tiền lãi quá hạn

Bên cạnh tiền lãi mà các bên đã thỏa thuận sẽ đóng khi đến hạn thanh toán thì Bộ luật Dân sự 2015 còn cho phép bên cho vay được tính tiền lãi nếu bên vay chậm trả, điều này được quy định tại khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015.

Đối với trường hợp các bên vay có tính lãi thì ngoài nghĩa vụ trả lãi khi đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay còn có nghĩa vụ trả lãi do chậm thanh toán (hay tiền lãi quá hạn). Lãi suất chậm thanh toán được tính bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả.

2/ Lãi suất quá hạn

Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền có nội dung như sau:

"Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này."

Theo đó, bên có nghĩa vụ trả tiền nhưng lại chậm trả sẽ phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Từ đó suy ra, trách nhiệm thanh toán của bên có nghĩa vụ trả tiền bao gồm số tiền gốc chưa trả và tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Mức lãi suất được tính theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

  • Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác;
  • Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực;
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn (tức 20%/năm).

Ví dụ: Đối với trường hợp các bên có thỏa thuận vay 2.1 tỷ đồng, có tính lãi nhưng không nêu cụ thể mức lãi suất áp dụng là bao nhiêu thì theo quy định của Bộ luật Dân sự, bên vay sẽ phải thanh toán cho bên cho vay những khoản sau:

  • Tiền nợ gốc: 2.1 tỷ đồng;
  • Tiền lãi tính trên nợ gốc là 50% mức lãi suất giới hạn 20%/năm đối với số tiền chưa thanh toán là 2.1 tỷ đồng;
  • Số tiền phải trả sẽ được tính theo công thức: Lãi chậm trả = Số tiền chậm thực hiện nghĩa vụ x thời gian chậm trả x Lãi suất chậm trả.

Cách tính lãi suất quá hạn:

Về lãi suất quá hạn, còn được hiểu là lãi suất tính trên nợ gốc quá hạn, sẽ được xác định theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, lãi  suất quá hạn (tức lãi suất tính trên nợ gốc quá hạn chưa trả) sẽ được xác định theo sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ vay tiền.

Tuy nhiên, trường hợp các bên không có sự thỏa thuận thì lãi suất quá hạn được tính bằng 150% (tương đương 1,5) lãi suất vay theo hợp đồng vay.

Trên cơ sở này, tiền lãi quá hạn (tiền lãi tính trên nợ gốc quá hạn chưa trả) = nợ gốc quá hạn chưa trả x lãi suất vay theo hợp đồng vay x 1,5 x thời gian chậm trả (thời gian quá hạn).

Ví dụ: Anh C cho anh D vay 100.000.000 đồng với lãi suất 1,5%/tháng. Thời hạn hợp đồng vay là 15 tháng, từ 01/04/2017 đến 01/07/2017. Đã quá hạn 4 tháng, D mới thanh toán gốc và lãi cho C. Vậy giả sử C, và D không thỏa thuận về lãi suất chậm trả, hay lãi quá hạn cụ thể, thì căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 D phải có trách nhiệm trả cho C các khoản tiền:

– Nợ gốc: 100.000.000 đồng (100 triệu đồng)

– Lãi trên nợ gốc trong thời hạn hợp đồng vay: = 100.000.000 đồng x 15 tháng x 1,5%/tháng = 22.500.000 đồng.

– Lãi chậm trả = 100.000.000 đồng x 1,5% x 15 x 0,83% x 4 = 747.000 đồng.

– Lãi trên nợ gốc quá hạn (lãi quá hạn) = 100.000.000 đ x 1,5% x 4= 6.000.000 đồng.

Như vậy, dù là “lãi chậm trả” hay “lãi quá hạn” thì đây cũng là những khoản tiền lãi được phát sinh khi đến thời hạn trả nợ mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ khoản tiền vay, được hiểu như là một sự bù đắp cho thiệt hại xảy ra với bên cho vay khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận.

Do đó, để bảo đảm hiệu quả cho các quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có quyền được đòi những khoản cho , cá nhân cũng như doanh 

Công ty Luật Apolo Lawyers:
- Trụ sở: Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
- Tel: (028) 66.701.709 / 0939.486.086
Chi nhánh Bình Thạnh:
- Chi nhánh: Tầng 9, K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Tel: (028) 35.059.349 / 0908.097.068
Hotline: 0903.600.347
Email: contact@apolo.com.vn
Website: 
www.luatsutructuyen.vn

APOLO LAWYERS

Dịch vụ Luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tư vấn, soạn thảo hợp đồng

Tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư trong nước & nước ngoài

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon