Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Thời điểm nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong EVFTA đúng nhất trong năm 2024

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu theo EVFTA rất quan trọng đối với Việt Nam vì nó tăng cường khả năng tiếp cận thị trường vào Liên minh châu Âu bằng cách cho phép các sản phẩm của Việt Nam được hưởng lợi từ mức thuế quan ưu đãi. Điều này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng khối lượng xuất khẩu, tạo việc làm và cải thiện các ngành công nghiệp địa phương. Ngoài ra, nó còn củng cố quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU, thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, đồng thời cho phép Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình. Do đó hiện nay, nhiều nhà đầu tư đang rất quan tâm đến vấn đề thời nào thì phù hợp để nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam trong 2024. Trong bài viết này, Apolo Lawyers sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để bạn có thể thực hiện theo đúng pháp luật, trường hợp bạn cần tư vấn, vui lòng liên hệ với Apolo Lawyers qua email tại contact@apolo.com.vn hoặc đường dây nóng: 0903 419 479 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của EVFTA là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo quy định của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là văn bản xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, giúp hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang EU được hưởng ưu đãi thuế quan theo thỏa thuận trong EVFTA. Đây là tài liệu quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu, đảm bảo rằng sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc từ các quốc gia tham gia hiệp định và đáp ứng các tiêu chí về xuất xứ.

  • Các đặc điểm chính của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo EVFTA:

  • Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ: EVFTA cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, thay vì phải qua cơ quan cấp C/O như truyền thống. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu vì giảm bớt thời gian và chi phí.

  • Hình thức chứng nhận: Theo EVFTA, giấy chứng nhận xuất xứ có thể được cấp thông qua:

    •   C/O form EUR.1: Do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    •   Tự chứng nhận xuất xứ: Áp dụng cho nhà xuất khẩu đã được ủy quyền hoặc các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  • Quy tắc xuất xứ: Sản phẩm muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA phải tuân thủ các quy tắc xuất xứ cụ thể như:

  • Sản phẩm phải có nguồn gốc hoàn toàn từ Việt Nam.

  •  Sản phẩm có thể trải qua quá trình chế biến, gia công tại Việt Nam đạt ngưỡng giá trị gia tăng tối thiểu theo quy định.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Thời điểm nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong EVFTA đúng nhất trong năm 2024

2. Các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật vào năm 2024

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC, các trường hợp mà người khai hải quan cần phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

“ a) Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

b) Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;

c) Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ Lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

d) Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.”

Ngoài ra có một số trường hợp được miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm hàng hóa được xuất xứ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

3. Thời điểm nào nên nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo đúng quy định pháp luật 2024

Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau:

3.1  Đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế hoặc các hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện được xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế trong quan hệ thương mại với Việt Nam

- Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan;

- Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:

+ Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường và được thông quan theo quy định.

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế chênh lệch thì được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt và được thông quan theo quy định;

+ Người khai hải quan khai và nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Đối với hàng hóa nhập khẩu có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ai len, người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn hai (02) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;

+ Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn quy định tại điểm b.2 khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC, hàng hóa nhập khẩu được áp mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và cơ quan hải quan xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định trong trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp;

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế chênh lệch giữa mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường, cơ quan hải quan cập nhật kết quả xử lý trên hệ thống và thông báo cho tổ chức tín dụng biết.

- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan phải còn trong thời hạn hiệu lực bao gồm cả chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp mới thay thế, sửa lỗi, cấp sau, cấp giáp lưng hoặc bản sao chứng thực theo quy định của Hiệp định thương mại tự do tương ứng.

Dịch vụ Luật sư Apolo LawyersThời điểm nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong EVFTA đúng nhất trong năm 2024

3.2  Đối với hàng hóa quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan; trường hợp không có thì hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3.3  Đối với hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tu 33/2023/TT-BTC:

- Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan;

- Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:

+ Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ Công Thương quyết định.

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì được áp dụng mức thuế suất theo khai báo của người khai hải quan và hàng hóa được thông quan theo quy định;

+ Người khai hải quan khai và nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan để áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ Công Thương quyết định và được xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định trong trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp;

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan cập nhật kết quả xử lý trên hệ thống và thông báo cho tổ chức tín dụng biết.

4. Các trường hợp nộp bổ sung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định của pháp luật năm 2024

Ngoài ra theo quy định tại Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về các trường hợp cho phép nộp bổ sung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cụ thể:

*Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng:

- Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm mà người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng.

- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do.

*Trường hợp thay đổi mã số hàng hóa hoặc hàng hóa đang thuộc hàng ưu đãi đầu tư chuyển sang không thuộc đối tượng được ưu đãi đầu tư:

- Chứng từ cần được nộp bổ sung trong 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành đưa ra kết luận kiểm tra sau khi thanh tra, kiểm tra hoặc do người hải quan tự phát hiện ra hàng hóa được nhập khẩu nhưng không thuộc đối tượng được ưu đãi đầu tư, có sai sót về mã số hàng hóa.

- Chứng từ nộp bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trừ một số trường hợp đặc biệt khác theo quy định của Pháp luật.

>>> Xem thêm: M&A - Những rủi ro tiềm ẩn

>>> Xem thêm: Vai trò của luật sư trong hoạt động thẩm định pháp lý M&A

APOLO LAWYERS

Tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư trong nước & nước ngoài

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Tư vấn, soạn thảo hợp đồng

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon