Giấy phép lái xe ô tô là một chứng chỉ pháp lý quan trọng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cho phép người sở hữu điều khiển các loại xe ô tô trên đường bộ. Việc phân tích chi tiết về khái niệm, mục đích sử dụng, phân loại và thời hạn của từng loại giấy phép lái xe ô tô sẽ giúp hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của giấy phép này trong việc đảm bảo an toàn giao thông và quản lý phương tiện giao thông cơ giới. Hiện nay, Luật Trật tự giao thông đường bộ có hiệu lực vào ngày 01/01/2025 đã có một số thay đổi, cập nhật mới quy định về giấy phép lái xe ô tô, do đó để tránh vi phạm "oan" người dân cần nên chú ý những thay đổi, cập nhật mới về giấy phép theo thông tin bài viết dưới đây. Trong trường hợp cần tư vấn, vui lòng liên hệ với Apolo Lawyers qua email tại contact@apolo.com.vn hoặc Hotline 0903 419 479 để nhận được lời khuyên và hỗ trợ tốt nhất.
Giấy phép lái xe ô tô là một chứng nhận pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, cho phép họ điều khiển các loại xe ô tô trên đường bộ. Giấy phép này chứng tỏ rằng người lái xe đã hoàn thành đầy đủ các yêu cầu đào tạo và thi sát hạch, bao gồm việc học các kiến thức về luật giao thông, kỹ năng lái xe và thực hành điều khiển phương tiện.
Cụ thể, việc cấp giấy phép lái xe được thực hiện sau khi người lái xe hoàn thành khóa học đào tạo lái xe tại các cơ sở đào tạo lái xe được cấp phép. Người lái xe cũng phải vượt qua kỳ thi lý thuyết và thực hành, chứng minh khả năng điều khiển xe an toàn và tuân thủ các quy định giao thông. GPLX không chỉ là một loại giấy tờ pháp lý mà còn là chứng nhận sự đáp ứng của người lái xe đối với các tiêu chuẩn an toàn giao thông, đảm bảo rằng họ có đủ khả năng và hiểu biết để lái xe một cách an toàn và hiệu quả.
Như vậy đối với hành vi điều khiển xe ô tô mà không có giấy phép lái xe có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP hoặc thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những cập nhật mới nhất về giấy phép lái xe ô tô người dân cần biết để tránh vi phạm “oan”
Hiện nay để dễ dàng hơn trong khâu quản lý đồng thời cũng nhằm chống làm bằng lái xe giả, đã có những thay đổi không chỉ về hạng bằng mà còn về hình thức của giấy phép lái xe, cụ thể như sau:
2.1 Những thay đổi về hạng bằng và nâng hạng bằng theo quy định của pháp luật:
Giấy phép lái xe ô tô được cấp dựa trên việc người lái xe đã hoàn thành đào tạo và thi sát hạch, đảm bảo rằng họ có đầy đủ kiến thức về luật giao thông, kỹ năng lái xe và khả năng xử lý tình huống. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người tham gia giao thông. Giấy phép lái xe là một biện pháp quan trọng để đảm bảo rằng các tài xế đều có khả năng điều khiển phương tiện một cách an toàn.
Trước đây, các hạng giấy phép lái xe ô tô bao gồm:
B1: Cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả lái xe) và xe tải có trọng tải dưới 3,5 tấn.
B2: Cấp cho người làm nghề lái xe, điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả lái xe), xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn.
C: Cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên, bao gồm cả các loại xe quy định cho hạng B1 và B2.
D: Cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (kể cả lái xe), bao gồm cả các loại xe quy định cho hạng B1, B2 và C.
E: Cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (kể cả lái xe), bao gồm các loại xe quy định cho hạng B1, B2, C, D.
F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E điều khiển các loại xe ô tô tương ứng, kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, ô tô khách nối toa…
Tuy nhiên theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ hai hạng giấy phép lái xe B1 và B2 sẽ được gộp chung thành hạng B. Điều này có nghĩa là người lái xe hỉ cần có một bằng lái xe hạng B là có thể lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ (bao gồm cả lái xe) với cả hộp số sàn và tự động.
Không những thế, đối với những người lái máy kéo (Trước đây là hạng A4) thì không còn cấp hạng bằng này vì loại phương tiện này sẽ được xếp chung vào nhóm xe máy chuyên dùng.
Trong quá trình sử dụng, nhiều người có mong muốn được nâng hạng bằng. Vậy cần có những điều kiện sau để có thể đáp ứng nhu cầu nâng hạng xe và đúng quy định của pháp luật: Có đủ thời gian lái xe an toàn theo quy định, đủ sức khỏe, hoàn thành khóa đào tạo nâng hạng và đạt kỳ thi sát hạch nâng hạng.
Ngòa ra để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ số km lái xe an toàn theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sử đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT như sau:
Hạng B1 lên B2: Thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và đạt 12.000 km lái xe an toàn trở lên.
Đối với Hạng B2 lên C, hạng C lên D, hạng D lên E, các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng: Thời gian lái xe từ 03 năm trở lên và có từ 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Hạng B2 lên D, C lên E: Thời gian lái xe từ 05 năm trở lên và đạt hơn 100.000 km lái xe an toàn.
2.2. Những thay đổi về hình thức của GPLX mới so với GPLX cũ.
Bằng lái xe mới hình thành cơ sở dữ liệu trong toàn quốc
Một điểm đặc biệt khác của bằng lái xe oto mới nói riêng và bằng lái xe mới nói chung là hình thành hệ cơ sở giữ liệu quản lý bằng lái xe B2, C … trong toàn quốc, tạo điều kiện để lực lượng tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm. Lực lượng Công an hay kể cả các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng người lái xe dễ dàng cập nhật truy cập vào cổng thông tin điện tử về GPLX của Tổng Cục Đường bộ VN để xác thực và theo dõi vi phạm của người lái xe.
Bằng lái xe cũ còn đơn giản, sử dụng công nghệ in còn lạc hậu, độ bảo mật chưa cao nên dễ bị tẩy xóa làm giả. Hơn nữa, chưa có hệ cơ sở giữ liệu thống nhất toàn quốc nên chưa theo dõi được vi phạm của người lái xe…”. Bằng lái xe mới sẽ khắc phục những nhược điểm này trên, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ VN (Bộ GTVT) cho biết.
Bằng lái xe B2 mới in ảnh trực tiếp của người lái xe được sử dụng công nghệ IPI mã hóa thông tin ẩn trên ảnh của người lái xe. Các thông tin này được hiển thị dưới kính giải mã đơn giản và tiện dụng đối với lực lượng tuần tra kiểm soát, trên bằng lái xe oto còn có hoa văn bảo mật và phôi chống làm giả.
Bằng lái xe mới sử dụng song song 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh
Bằng lái xe mới sử dụng 1 số (mã số) giấy phép lái xe duy nhất cho người lái xe, ứng dụng chữ ký số để bảo mật ảnh chữ ký và con dấu của người phê duyệt cấp nên hạn chế tới mức thấp nhất khả năng làm giả hoặc tẩy xóa sửa chữa. Ngoài ra, ông Quyền cũng cho biết, để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, bằng lái xe mới sử dụng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
Những cập nhật mới nhất về giấy phép lái xe ô tô người dân cần biết để tránh vi phạm “oan”
Có nhiều trường hợp cố tình khai gian để xin cấp thêm giấy phép lái xe mới. Tuy nhiên hành vi này được xem là vi phạm pháp luật. Người sử dụng phương tiên chỉ được đi đổi (đối với oto các hạng), xin cấp lại (đối với các loại bằng lái trong trường hợp bị mất, hư hỏng) GPLX bằng thẻ nhựa cần làm đơn đề nghị đổi GPLX theo mẫu.
Ngoài ra, cần có giấy khám sức khỏe do bệnh viện từ cấp quận, huyện trở lên chứng nhận. Khi đến đổi GPLX, họ sẽ được chụp ảnh tại chỗ. Người đến đổi GPLX do hết hạn hoặc bị hư hỏng thì phải mang bản chính giấy CMND và GPLX cũ để đối chiếu. Trường hợp có thay đổi địa chỉ thường trú, tạm trú thì phải nộp bản sao hộ khẩu, KT3. Mẫu đơn xin cấp có thể tải tại trang web của Bộ GTVT hoặc có thể xin ở các trung tâm đào tạo lái xe.
Chi phí đổi, cấp lại GPLX theo mẫu mới là 135.000 đồng. Những trường hợp gộp hai GPLX oto và moto thành một thì cũng chỉ trả mức phí nêu trên.
Nếu cố tình khai gian thì người xin cấp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
Như vậy, hành vi gian dối, khai báo không đúng sự thật để được cấp lại giấy phép lái xe có thể bị phạt đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe và không được cấp giấy phép lái xe trong 5 năm.
Tóm lại, người lái xe cần lưu ý những vấn đề trên để thực hiện thủ tục xin cấp GPLX mới phù hợp với quy định của pháp luật, tránh bị phạt “oan”. Giấy phép lái xe ô tô đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo an toàn giao thông và quản lý phương tiện cơ giới. Việc hiểu rõ về khái niệm, mục đích sử dụng, phân loại và thời hạn của các loại giấy phép lái xe ô tô sẽ giúp người dân và doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật, từ đó góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và hiệu quả. Quy định về giấy phép lái xe giúp đảm bảo rằng mọi người tham gia giao thông đều có đủ điều kiện và khả năng để điều khiển phương tiện một cách an toàn, đồng thời đáp ứng các nhu cầu sử dụng phương tiện đa dạng trong xã hội.
Hãy liên hệ địa chỉ email: contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 nếu Quý khách có bất kỳ khó khăn, thắc mắc để được Luật sư của Công ty Luật Apolo Lawyers tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc. Dịch vụ pháp lý của chúng tôi luôn đồng hành và mang đến cho Quý khách hàng những kết quả tốt nhất một cách nhanh chóng và uy tín nhất.
>>> Xem thêm: Bố mẹ có bị buộc phải trả nợ thay cho con không?
APOLO LAWYERS