Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Bố mẹ có bị buộc phải trả nợ thay cho con không?

Mối quan hệ gia đình không chỉ là sợi dây tình cảm mà còn có những ràng buộc pháp lý nhất định. Trong cuộc sống hiện đại, khi con cái trưởng thành và tự lập, việc vay mượn và quản lý tài chính cá nhân trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, một câu hỏi thường được đặt ra là: "Ba mẹ có bị bắt buộc trả nợ thay cho con không?" Mọi thông tin liên quan sẽ được Apolo Lawyers trả lời trong bài viết dưới đây. Hoặc bạn có thể gọi ngay cho Hotline: 0903.419.479 để được hỗ trợ.

1. Bố mẹ có bị buộc phải trả nợ thay cho con không?

Theo quy định tại Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay, do đó, đây có thể được coi là một giao dịch dân sự.

Bên cạnh đó, Điều 20 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên và người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Và năng lực hành vi dân sự của cá nhân chính là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Dựa trên các quy định trên có thể hiểu, con từ đủ 18 tuổi trở lên thì phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn với các hành vi do mình xác lập, có trách nhiệm phải trả nợ khoản vay của mình, cha mẹ không có nghĩa vụ và không bị buộc phải trả nợ thay cho con đã thành niên.

Theo đó, căn cứ Điều 586 Bộ Luật Dân sự 2015, nghĩa vụ bồi thường được quy định như sau:

* Đối với người chưa đủ 15 tuổi:

- Cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

- Nếu cha mẹ không đủ khả năng bồi thường, con có tài sản riêng thì sẽ dùng tài sản riêng để bồi thường phần còn thiếu.

Đối với người từ 15 đến dưới 18 tuổi:

- Bồi thường bằng tài sản của mình.

- Nếu tài sản không đủ để bồi thường, cha mẹ sẽ phải bồi thường phần còn thiếu.

* Đối với người chưa thành niên, mất năng lực hành vi, nhận thức khó khăn:

- Người giám hộ dùng tài sản của người được giám hộ để thực hiện việc bồi thường, nếu không đủ, người giám hộ bồi thường bằng tài sản của mình.

- Người giám hộ chứng minh không có lỗi sẽ không phải bồi thường.

Như vậy, đúng theo câu tục ngữ “con dại cái mang”, cha mẹ sẽ ít nhiều có trách nhiệm và bị buộc bồi thường nếu như con mình xâm phạm đến tài sản của người khác (vay tiền không trả) khi con chưa đủ tuổi thành niên, hoặc đã đủ tuổi thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, hoặc có khó khăn trong nhận thức.

Trường hợp con đã từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì phải tự chịu trách nhiệm với mọi giao dịch dân sự mà bản thân là một chủ thể trong đó, cha mẹ không có trách nhiệm phải trả nợ thay cho con trong trường hợp này.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Bố mẹ có bị buộc phải trả nợ thay cho con không? 

2. Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ trả nợ thay cho con cái

+ Trường hợp khi cha mẹ là người bảo lãnh khoản vay cho con cái: Theo quy định tại Điều 335 BLDS năm 2015: Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Do vậy, nếu cha mẹ đồng ý bảo lãnh cho khoản vay của con thì khi đến thời hạn thỏa thuận mà con không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì cha mẹ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho con.

+ Trường hợp Cha mẹ trả nợ thay nếu được nhận di sản thừa kế từ con cái: Khi người để lại di sản qua đời, những người hưởng thừa kế của người này phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Nghĩa là khi người vay tiền chết thì những người hưởng di sản theo di chúc hoặc các hàng thừa kế theo pháp luật phải có trách nhiệm trả nợ thay.

Như vậy, nếu cha mẹ là người được hưởng di sản từ con cái thì phải có trách nhiệm trả khoản nợ mà khi còn sống con cái đã vay. Lúc này, cha mẹ sẽ dùng chính tài sản mình được hưởng thừa kế để thực hiện nghĩa vụ trả nợ và chỉ phải trả nợ trong phạm vi giá trị tài sản đã được nhận thừa kế và được xem như là thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại.

+ Trường hợp chuyển giao nghĩa vụ: Theo quy định tại Điều 370 BLDS năm 2015, thì nếu cha mẹ đồng ý tự nguyện trả nợ thay cho con của mình thì sẽ trở thành người thế nghĩa vụ trong hợp đồng vay của con cái với bên cho vay với điều kiện là bên cho vay đồng ý với việc thế nghĩa vụ này của cha mẹ người đi vay.

Như vậy, có thể thấy, cha mẹ phải trả nợ thay cho con cái chỉ trong trường hợp cha mẹ tự nguyện trả nợ (chuyển giao nghĩa vụ) hoặc do đã có thỏa thuận từ trước (bảo lãnh) hoặc khi cha mẹ được nhận thừa kế tài sản do con cái để lại.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Bố mẹ có bị buộc phải trả nợ thay cho con không? 

Chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội. Thông tin của khách hàng được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Và điều quan trọng mang đến sự thành công cho chúng tôi là chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm và lợi ích tối đa.

Hãy liên hệ địa chỉ email: contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 nếu Quý khách có bất kỳ khó khăn, thắc mắc để được Luật sư của Công ty Luật Apolo Lawyers tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc. Dịch vụ pháp lý của chúng tôi luôn đồng hành và mang đến cho Quý khách hàng những kết quả tốt nhất một cách nhanh chóng và uy tín nhất.

>>> Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tố tụng tại Thành phố Hồ Chí Minh

>>> Xem thêm: Tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng

APOLO LAWYERS

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Dịch vụ Luật sư nhà đất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Dịch vụ Luật sư đại diện tham gia tố tụng

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon