Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Lãi suất chậm thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa: Cơ sở pháp lý và Cách tính

Lãi suất chậm thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa là một chủ đề quan trọng và không thể thiếu trong các giao dịch thương mại. Đây là công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi của người bán khi người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn. Việc hiểu rõ cơ sở pháp lý và cách tính lãi suất chậm thanh toán giúp các doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn các rủi ro tài chính và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers (Hotline 0903.419.479) tìm hiểu các vấn đề này nhé.

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa và nghĩa vụ thanh toán:

Hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005 là một loại hợp đồng trong đó một bên (bên bán) cam kết chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên kia (bên mua) và bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên bán theo các điều kiện đã thỏa thuận. Đây là một giao dịch thương mại rất phổ biến và cơ bản trong các hoạt động kinh doanh và thương mại.

Nghĩa vụ thanh toán được quy định tại Điều 50 Luật Thương mại 2005, như sau:

- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.

- Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

- Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Lãi suất chậm thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa: Cơ sở pháp lý và Cách tính

2. Trường hợp phát sinh lãi chậm thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc thực hiện không đầy đủ:

Căn cứ quy định tại Điều 306 Luật Thương mại 2005, Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Theo hướng dẫn tại Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP, việc xác định lãi suất trung bình quy định tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 như sau:

Trường hợp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 thì khi xác định lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Trường hợp phát sinh lãi chậm thanh toán trong trường hợp không giao hàng.

Theo nội dung Án lệ số 09/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

-Hợp đồng mua bán hàng hóa bị vi phạm do bên bán không giao hoặc không giao đủ hàng cho bên mua, dẫn đến việc bên bán có nghĩa vụ hoàn trả số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán.

- Trường hợp này, tiền lãi do chậm thanh toán được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường bằng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương tại thời điểm thanh toán (xét xử sơ thẩm), trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Dịch vụ luật sư Apolo LawyersLãi suất chậm thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa: Cơ sở pháp lý và Cách tính

4. Dịch vụ Luật sư tư vấn vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa:

Luật sư sẽ tư vấn và giúp Quý khách hàng thực hiện các phương thức giải quyết tranh chấp như:

- Thương lượng giữa các bên;

- Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải;

- Giải quyết tại Tòa án: Trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc có những thỏa thuận này vô hiệu. Hoặc nếu thỏa thuận trọng tài thuộc các trường hợp không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số điều luật của luật trọng tài thương mại thì Tòa án sẽ có thẩm quyền xét xử;

- Giải quyết bằng Trọng tài: được lựa chọn khi các bên có thỏa thuận trọng tài; tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, hoặc có ít nhất một bên hoạt động thương mại được quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010. Và thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường hợp vô hiệu theo Điều 18 của Luật này.

- Luật sư giúp bạn xác định được thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong các trường hợp: (i) Hợp đồng do các thương nhân Việt Nam xác lập, không có yếu tố nước ngoài và (ii) Hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Lãi suất chậm thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa là một công cụ quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của các bên trong giao dịch. Quy định rõ ràng về lãi suất này sẽ tạo ra một khung pháp lý rõ ràng cho các bên, đồng thời thúc đẩy việc thanh toán đúng hạn, từ đó bảo đảm sự ổn định và minh bạch trong hoạt động thương mại. Các bên trong hợp đồng cần hiểu rõ quy định của pháp luật về lãi suất chậm thanh toán để tránh gặp phải những rủi ro pháp lý và tài chính không đáng có.

>>> Xem thêm: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng thương mại

>>> Xem thêm: Dịch vụ đánh giá tính pháp lý của hợp đồng trước khi khởi kiện

APOLO LAWYERS

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Dịch vụ Luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tư vấn ly hôn trọn gói tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon