Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Lao động bị ngừng việc do dịch Covid được trả lương thế nào

Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Dây chuyền sản xuất đứt gãy khiến doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả tiền lương cho người lao động. Vì lý do đó, nhiều người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc buộc phải ngừng việc. Vậy lao động bị ngừng việc do dịch Covid được trả lương thế nào? Bài viết của Apolo Lawyers sẽ giúp Quý khách hiểu thêm về vấn đề này. Hotline tư vấn 0903 600 347.

1. Quy định của pháp luật về việc trả lương cho người lao động ngừng việc

Trường hợp người lao động phải ngừng việc, doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động theo quy định pháp luật về Tiền lương ngừng việc tại Điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể như sau:

"Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Như vậy, nếu nghỉ làm do doanh nghiệp tạm dừng hoạt động bởi giãn cách xã hội, người lao động sẽ được trả lương theo thỏa thuận của các bên nhưng phải đảm bảo:

- Ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống: Tiền lương ngừng việc không thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Ngừng việc trên 14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu."

2. Lao động bị ngừng việc do dịch Covid được trả lương thế nào?

Căn cứ các trường hợp được trả lương ngừng việc do Covid-19, trong thời gian giãn cách xã hội mà doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch, người lao động sẽ được trả lương ngừng việc.

Xác định nguyên nhân gây ngừng việc

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Văn Thanh, ngày 25-3-2020, bộ đã có Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL về việc hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho NLĐ trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch Covid-19.

Việc trả lương ngừng việc căn cứ vào quy định tại điều 99 Bộ Luật Lao động để xem xét các trường hợp gây ra ngừng việc (do lỗi của NSDLĐ hay NLĐ hay do nguyên nhân khách quan) để xác định trả lương ngừng việc cho NLĐ. Đối với trường hợp NLĐ phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như: lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại DN làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; NLĐ phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; NLĐ phải ngừng việc do DN hoặc bộ phận DN không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những NLĐ khác cùng DN, bộ phận DN đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại DN làm việc thì tiền lương của NLĐ trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 điều 98 Bộ Luật Lao động (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định).

Mức lương trả ngừng việc:

Về mức lương tối thiểu trả cho người lao động, Điều 3 Nghị định số 90/2019/NĐ-CP quy định như sau:

  • Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

  • Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

  • Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

  • Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động và doanh nghiệp cũng có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Trong trường hợp này người lao động sẽ không được hưởng lương; hết thời gian tạm hoãn, hai bên tiếp tục thực hiện các nội dung trong hợp đồng đã ký.

3. Công ty có được chấm dứt hợp đồng với nhân viên vì dịch bệnh không?

  • Các trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 thì trước khi chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng;

  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động dưới 12 tháng hoặc trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 10 Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019. Do đó, theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật này, doanh nghiệp cần trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên.

  • Không được lợi dụng dịch bệnh để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

4. Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Dịch bệnh là nguyên nhân khách quan khiến người lao động phải tạm ngừng công việc của mình. Cũng vì nguyên nhân đó mà nhiều doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề phải thu hẹp kinh doanh – sản xuất, thậm chí là cắt giảm lương của người lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động cũng không được phép cắt giảm tùy tiện và pháp luật đặt ra mức tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

Như đã đề cập, các doanh nghiệp cần tuân thủ khoản 3 Điều 99 Bộ luật lao động để trả lương cho người lao động. Theo đó, khi dịch bệnh diễn biến căng thẳng và buộc phải tạm ngừng các hoạt động kinh doanh – sản xuất thì các bên cần thỏa thuận với nhau về mức lương trong thời gian nghỉ chờ việc. Thỏa thuận này nên được thực hiện bằng văn bản để tránh tranh chấp xảy ra sau này và giúp người lao động yên tâm hơn về công việc của mình sau khi hết dịch.

Trên đây là bài viết tư vấn về chủ đề hưởng lượng khi nghỉ chờ việc trong mùa dịch Covid của chúng tôi. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn pháp lý liên quan đến luật lao động hoặc cần hướng dẫn trả lương cho người lao động vì dịch bệnh corona, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư trong nước & nước ngoài

Dịch vụ Luật sư nhà đất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Tư vấn pháp luật trực tuyến

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon