Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Cách để giám định thương tích khi nạn nhân đã qua đời

Giám định thương tích là một thủ tục quan trọng, có thể là thủ tục bắt buộc trong một số vụ án hình sự, nhất là các tội phạm về xâm phạm tính mạng, sức khỏe của nạn nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thủ tục này lại được thực hiện trong hoàn cảnh khá đặc biệt là khi nạn nhân đã tử vong. Vậy cách để giám định thương tích khi nạn nhân đã qua đời là như thế nào. Hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu trong bài viết sau đây. Nếu có vấn đề pháp lý nào cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ đến số Hotline 0903.419.479, chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách.

Với vấn đề trưng cầu giám định về tỷ lệ thương tích, pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể như sau

1. Quy định của pháp luật về vấn đề trưng cầu giám định

Những quy định về việc trưng cầu giám định được quy định chủ yếu trong Bộ luật tố tụng hình sự, sẽ xoay quanh một số vấn đề như người có quyền yêu cầu giám định, trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, thời gian, quá trình tiến hành trưng cầu giám định.

Người có quyền yêu cầu giám định

Theo khoản 1 Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Có thể thấy, đương sự trong một vụ án hình sự sẽ có quyền yêu cầu giám định những vấn đề có liên quan đến mình. Vì là quyền nên họ sẽ có thể thực hiện hoặc không thực hiện, đây là quy định không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, đối với các vấn đề có liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội như giám định tuổi, tình trạng tâm thần, nguyên nhân chết người,…thuộc các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Do đó, việc giám định các vấn đề này sẽ không thuộc quyền yêu cầu giám định của đương sự.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định

Trong vụ án hình sự sẽ có những vấn đề liên hệ mật thiết đến việc xem xét định tội danh, xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội như về năng lực hành vi, độ tuổi,.... Do đó, pháp luật cũng quy định một số trường hợp phải trưng cầu giám định bắt buộc đó là:

- Giám định về tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

- Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đóNguyên nhân chết người;

- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

- Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

- Mức độ ô nhiễm môi trường.

Đây là các căn cứ quan trọng để định tội danh, thậm chí là xác định một người có phạm tội hay không. Do đó, việc giám định các vấn đề trên sẽ đương nhiên được thực hiện khi có căn cứ mà không phụ thuộc vào yêu cầu của bất kỳ đương sự nào trong vụ án hình sự.

Trường hợp nào tiến hành trưng cầu giám định

Bên cạnh các trường hợp giám định bắt buộc như đã phân tích ở trên, việc trưng cầu giám định còn được tiến hành khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết (khoản 1 Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

Thời hạn trưng cầu giám định

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời hạn giám định sẽ có sự khác nhau, căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 208 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn đối với trường hợp giám định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án là không quá 03 tháng.

Đối với trường hợp giám định nguyên nhân chết người, mức độ ô nhiễm môi trường thì thời hạn sẽ không quá 01 tháng.

Thời hạn sẽ không quá 09 ngày đối với trường hợp giám định tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó, Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ. Ngoài ra, thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định. Đồng thời, thời hạn giám định này cũng sẽ được áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.

Trong trường hợp, việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định trên thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định được biết.

Khi việc trưng cầu giám định được tiến hành ở giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố nhưng vẫn chưa có kết quả dù cho thời hạn trưng cầu giám định đã hết. Lúc này, sẽ tiến hành tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (điểm a khoản 1 Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Sau khi đã có kết quả trưng cầu giám định thì việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố mới được phục hồi (khoản 1 Điều 149 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

2. Thực hiện giám định trong trường hợp nạn nhân đã tử vong

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 22/2019/TT-BYT, Giám định để xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể được thực hiện trên hồ sơ trong trường hợp người cần giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Do đó, trong trường hợp cần giám định hoặc giám định lại, giám định bổ sung khi nạn nhân đã qua đời thì sẽ tiến hành giám định thông qua hồ sơ, có thể là hồ sơ bệnh án trước khi nạn nhân tử vong, lời khai, biên bản khám nghiệm tử thi, bản kết luận giám định pháp y, các bản ảnh, hung khí (nếu có hung khí kèm theo).

Khi thực hiện giám định trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định các loại vết thương, kích cỡ vết thương, các tổn thương bên trong cơ thể, cơ chế hình thành vết thương dựa trên việc đối chiếu các tài liệu trên. Từ đó, xác định được tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân được khách quan và toàn diện nhất.

Có thể thấy, việc trưng cầu giám định trong các vụ án hình sự sẽ được tiến hành khi thuộc các trường hợp pháp luật quy định để đảm bảo việc giải quyết vụ án được đúng đắn, xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khi buộc phải tiến hành giám định khi nạn nhân đã qua đời thì việc giám định được thực hiện thông các tài liệu có liên quan trong hồ sơ vụ án. Điều này sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân nói riêng và các đương sự khác nói chung. Đồng thời, đảm bảo tính đúng đắn, khách quan của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

3. Liên hệ

Với đội ngũ luật sư uy tín, có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực hình sự, nếu có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ ở lĩnh vực hình sự, hãy liên hệ với Công ty Luật Apolo Lawyers theo các địa chỉ sau:

Công ty Luật Apolo Lawyers

Địa chỉ: Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 66.701.709 | 0908.043.086 - Hotline: 0903.419.479

Email: contact@apolo.com.vn | Website: https://apolo.com.vn 

Chi nhánh Quận Bình Thạnh

Địa chỉ: Tầng 09 Tower K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 35.059.349 | 0903.600.347 - Hotline: 0903.419.479

Email: contact@apolo.com.vn - Website: https://apolo.com.vn 

>>> Xem thêm: Tội giết người bị xử phạt như thế nào? Luật sư tư vấn về tội giết người

>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh

APOLO LAWYERS

Tư vấn, soạn thảo hợp đồng

Tư vấn pháp luật trực tuyến

Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Dịch vụ Luật sư đại diện tham gia tố tụng

Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon