Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp rắc rối vì vấn đề tiền bạc phải đến vay tiền của các cá nhân hay tổ chức tín dụng khác. Tuy hứa sẽ trả, nhưng vì một số lý do nào đó, người này không có khả năng trả nợ, vậy với vai trò của bên cho vay, chúng ta phải làm gì đây?
1/ Cá nhân, tổ chức vay tiền nhưng không trả được sẽ bị khởi kiện ra Tòa án nhân dân
Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
- Bên vay tài sản mà tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn thanh toán, nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng trọng lượng, chất lượng, trừ trường hợp bên vay và bên cho vay có thỏa thuận về việc bên cho vay cho phép bên vay có thể trả trễ hẹn.
- Đối với trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo giá trị của vật đã vay tại địa điểm trả nợ khi được bên cho vay đồng ý.
- Khi hợp đồng vay có thể hiện phần lãi thì ngoài việc phải trả các khoản nợ gốc thì phía bên vay còn phải trả cả phần lãi trong hạn và lãi quá hạn (nếu có).
Như vậy, bên vay không thanh toán theo đúng thời hạn trên hợp đồng vay hay giấy ghi nợ thì phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi. Bên cạnh đó, bên vay không có khả năng thanh toán toàn bộ số tiền cho bên cho vay thì bên vay phải chủ động liên hệ với bên cho vay để thỏa thuận lại việc trả nợ, nếu bên cho vay không đồng ý thì bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân để yêu cầu bên vay phải trả toàn bộ số tiền.
2/ Một số trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Có một số trường hợp bên vay dùng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hay có hành vi lạm dụng tín nhiệm, lạm dụng sự tin tưởng của bên cho vay nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Hành vi này khi thỏa các điều kiện tiên quyết, có thể bị truy cứu với tội danh hình sự như ội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cẩm Tú
(Nguồn: luatsutructuyen.net)
Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật APOLO LAWYERS.