Nếu Đơn khởi kiện và văn bản mang tính pháp lý bắt đầu một quá trình tố tụng trong vụ án ly hôn, thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn là nội dung đầu tiên và quan trọng nhất mà người khởi kiện cần phải xác định và điền vào Đơn khởi kiện.
Việc lựa chọn đúng tòa án sẽ giúp đương sự tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, không ít khách hàng vẫn còn băn khoăn và chưa thể tự mình xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền của Tòa án trong các vụ án ly hôn được xác định theo các nguyên tắc sau:
a. Thẩm quyền của Tòa án các cấp
- Tòa án nhân đân cấp huyện giải quyết ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, ngoại trừ các tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn mà không thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện.
b. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
Thẩm quyền giải quyết ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
- Tòa án nơi bị đơn cư trú; hoặc
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết; hoặc
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
Cơ sở pháp lý: Điều 35, Điều 39, Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Thủy Lê
(Nguồn: luatsutructuyen.vn)
Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật APOLO LAWYERS.