Sau khi ly hôn, con cái sẽ được ba hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, đây là vấn đề tranh chấp diễn ra khá phổ biến khi cả hai vợ chồng quyết định việc ly hôn. Sau khi ly hôn, quyền trực tiếp nuôi con chỉ ở một người, cho nên vẫn có nhiều trường hợp cha/mẹ tự ý bắt con đi khi chưa được sự đồng ý của người còn lại. Vậy trường hợp này thì bị xử phạt như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi trên hãy cùng Apolo Lawyers tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Bạn có bất kỳ khó khăn, thắc mắc cần được tư vấn hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Apolo Lawyers (Hotline 0903.419.479) để được đội ngũ hỗ trợ sớm nhất!
Căn cứ theo điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014, nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy người không trực tiếp nuôi con mà tự ý bắt con đi khi không được sự đồng ý của người nuôi dưỡng trực tiếp là hành vi vi phạm pháp luật.
Sau khi ly hôn cha/mẹ tự ý bắt con đi thì bị xử lý như thế nào?
Hành vi này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Điều 153 của Bộ luật hình sự 2015 nếu thỏa mãn các cấu thành tội phạm, như sau:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
Có tổ chức;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
Đối với từ 02 người đến 05 người;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
Có tính chất chuyên nghiệp;
Đối với 06 người trở lên;
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
Làm nạn nhân chết;
Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm..
Như vậy có thể thấy, trong trường hợp sau ly hôn, cha hoặc mẹ không được quyền trao quyền nuôi con theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của tòa án mà có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, hoặc sử dụng các hành vi và các thủ đoạn khác tương đương để bắt con đi khi không được sự đồng ý của chủ thể nuôi dưỡng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.
Căn cứ vào điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014, quy đinh như sau:
Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Phá tán tài sản của con;
Có lối sống đồi trụy;
Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Việc tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn là rất phức tạp, đòi hỏi các bên phải tự chứng minh với Tòa án về việc mình có đủ điều kiện chăm sóc con tốt hơn người kia. Do đó, cần phải có Luật sư chuyên về ly hôn tham gia để tư vấn cho bạn các cách chứng minh điều kiện để giành quyền nuôi con của mình, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của bạn.
Công ty Luật Apolo Lawyers có nhiều hình thức tư vấn để khách hàng lựa chọn như: tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng, tư vấn qua Email, tư vấn thông qua điện thoại và nhiều hình thức khác tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhất. Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua tổng đài, Zalo, Facebook, Messenger. Tuy nhiên đối với những trường hợp không thể giải đáp qua các phương tiện trên bạn có thể trực tiếp đến gặp Luật sư hoặc có thể lựa chọn tư vấn qua Email hoặc Whatsapp. Công ty chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất cho quý khách hàng, tư vấn bằng văn bản nhằm đảm bảo tính chính xác cao, có căn cứ pháp lý đúng pháp luật. Với sự hỗ trợ nhiệt tình đến từ công ty sẽ giúp quý khách hàng không phải mất nhiều thời gian, chi phí đi lại,… nhưng vẫn theo dõi và thực hiện quá trình thực hiện thủ tục ly hôn trong thời gian hợp lý nhất.
>>> Xem thêm: Tại sao khi ly hôn và chia tài sản cần phải có Luật sư
>>> Xem thêm: Vợ chồng ly hôn, tài sản thừa kế thuộc về ai
APOLO LAWYERS