Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Luật sư tư vấn về M&A - mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Sự lớn mạnh của thị M&A những năm vừa qua tại Việt Nam đã tạo ra nhu cầu về thông tin của các cá nhân, tổ chức cũng như các nhà đầu tư đối với hoạt động M&A. Mặc dù phát triển mạnh mẽ cũng như đem lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, nhưng M&A vẫn là một hoạt động mang tính rủi ro cao, đồng thời được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Chính những điều đó đã gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và các nhà đầu tư trong việc tìm hiểu và thực hiện M&A. Nhận thấy được điều đó, Apolo Lawyers (Hotline: 0903 419 479) cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ luật sư tư vấn về M&A - mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, giúp cho quý khách hàng thực hiện mua bán và thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

Trước khi đi sâu vào từng vấn đề, đầu tiên chúng ta phải có một cái nhìn tổng quát về hoạt động M&A.

1. M&A là gì?

M&A là từ viết tắt của hai từ Merger (sáp nhập) và Acquisition (mua lại). Bản chất của hoạt động M&A là hoạt động dành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hoạt động sáp nhập hoặc mua lại. Trong đó :

Hoạt động sáp nhập diễn ra khi hai (hoặc nhiều) công ty đồng ý tiến tới thành lập nên một công ty hoàn toàn mới mà không duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành phần. Chứng khoán của các công ty thành phần sẽ bị xóa bỏ và công ty sau khi sáp nhập sẽ phát hành chứng khoán mới. Đồng thời, tài sản và trách nhiệm pháp lý sẽ do công ty mới tiếp nhận.

Mua lại/thâu tóm dùng để chỉ một doanh nghiệp tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một doanh nghiệp khác thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một phần tổng số cổ phần hoặc tài sản của doanh nghiệp. Khác với hoạt động sáp nhập, hoạt động mua lại không xóa bỏ chứng khoán cũ của công ty, đồng thời không phát hành chứng khoán mới. Tài sản và trách nhiệm pháp lý sẽ được giải quyết tùy thuộc vào quyết định của công ty thâu tóm

2. Lợi ích của việc thực hiện M&A

Những năm gần đây, sự phát triển vượt bật của M&A đã mang lại cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng một nguồn thu to lớn bởi những lợi ích vượt trội của M&A.

Nhìn chung, khi thực hiện M&A, cả bên bán và bên mua đều đạt được những lợi ích khác nhau.

Đối với bên mua, M&A là một hình thức đầu tư vốn dư thừa hiệu quả, đặc biệt doanh nghiệp có thể kiểm soát được hoạt động này. M&A giúp cho bên mua giảm đi nhiều chi phí nhờ tận dụng được nguồn lực có sẵn như máy móc, nhân lực, thị phần hay cả kênh phân phối của công ty mục tiêu. Đồng thời, M&A còn giúp nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp thông qua mở rộng cả về thị trường địa lý lẫn thị trường sản phẩm. Và dĩ nhiên, khi thực hiện M&A, công ty mẹ sẽ bớt đi một đối thủ cạnh tranh là công ty mục tiêu. Tất cả những lợi ích nói trên sẽ giúp cho công ty mẹ tăng doanh thu, phát triển vững mạnh hơn trong thị trường.

Đối với bên bán, M&A chính là con đường thu lại lợi nhuận nhanh nhất từ công ty, đồng thời nó cũng là một thủ tục nhanh chóng để chấm dứt hoạt động của công ty. Đồng thời, M&A còn giúp cho bên bán tối đa hóa nguồn lợi từ hoạt động định giá toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình của công ty. Đối với những công ty còn muốn phát triển, thì đây cũng là một công cụ thích hợp để phát triển doanh nghiệp từ vốn của công ty mua lại/hợp nhất.

3. Quy định pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

M&A mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế, tuy nhiên về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A lại khá phức tạp. Hiện nay, quy định về M&A nằm riêng biệt tại các văn bản khác nhau như Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán,…

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

Mỗi văn bản, M&A được quy định dưới dạng một hoạt động khác nhau, ví dụ như Luật cạnh tranh quy định M&A là một hình thức tập trung kinh tế, trong khi luật Doanh nghiệp thì xem M&A là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp và M&A là một hình thức đầu tư trực tiếp thông qua mua bán vốn/cổ phần theo luật đầu tư.

>>> Read more: Luật sư tư vấn giai đoạn đàm phán hợp đồng M&A

>>> Read more: Điều tra, đánh giá pháp lý tổng thể trong M&A - Due Diligence (DD)

4. Dịch vụ luật sư tư vấn về mua bán sáp nhập tại Apolo Lawyers

Hoạt động M&A cần có một đội ngũ pháp lý đủ vững chắc và giàu kinh nghiệm để cố vấn cho doanh nghiệp bởi M&A được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nhận thấy được nhu cầu của Quý khách hàng đối với việc tư vấn về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, Apolo Lawyers cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Apolo Lawyers sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây cho quý khách hàng:

  • Thu thập thông tin, xác minh hồ sơ của công ty mục tiêu
  • Đánh giá rủi ro và lên kế hoạch giải quyết rủi ro
  • Hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho quy trình M&A
  • Tư vấn và hoàn thành thủ tục tái cơ cấu doanh nghiệp sau khi hoàn thành M&A.

Apolo Lawyers tự hào là công ty luật có nhiều năm kinh doanh trong việc tư vấn doanh nghiệp sẽ hỗ trợ quý khách hàng trong quá trình thực hiện M&A. Trường hợp có nhu cầu được tư vấn liên quan đến M&A, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903 419 479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

APOLO LAWYERS

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Tư vấn pháp luật trực tuyến

Tư vấn, soạn thảo hợp đồng

Dịch vụ Luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon