Đây là một trong những nguyên tắc tiến bộ nhằm bảo vệ, tôn trọng các quyền của con người đã được pháp luật và hiến pháp công nhận, là một trong những điểm mới so với quy định trước đây, được quy định tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Tuy nhiên, để tránh hiểu nhầm, các Luật sư sẽ tư vấn cho đương sự của mình biết rằng không phải tất cả các yêu cầu nào của họ thì cũng được Tòa án thụ lý và giải quyết theo quy định này. BLTTDS 2015 cũng đã giới hạn vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Như vậy, Tòa án chỉ giải quyết các yêu cầu đối với quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm mà pháp luật về dân sự đã quy định; còn các tranh chấp, các yêu cầu khác không phải là dân sự thì Tòa án sẽ không thụ lý giải quyết theo quy định này. Đồng thời việc giải quyết vụ việc dân sự quy định này sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.
Quy định này cũng phần nào cũng thể hiện được tinh thần tại Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
Trích luật: |
(Nguồn: luatsutructuyen.vn)
Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật APOLO LAWYERS.