Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật trong Công ty Cổ phần

Trong khi Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền lực cao nhất trong CTCP thì Hội đồng quản trị được xem là cơ quan quản lý trong doanh nghiệp đó. Hãy cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu sự khác nhau về thẩm quyền của hai cơ quan này đối với việc thay đổi 

Thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Hội đồng quản trị có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định. Theo quy định này thì thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL) do Hội đồng quản trị (HĐQT) quyết định.   

Tuy nhiên, nếu thay đổi cả chức danh người đại diện theo pháp luật dẫn đến thay đổi điều lệ công ty thì theo quy định tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014 ĐHĐCĐ có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Theo đó, việc thay đổi người đại diện theo pháp luật đồng thời với việc thay đổi chức danh người đại diện thì phải do ĐHĐCĐ quyết định.

Hơn nữa, điểm c Khoản 1 Điều 43 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì thẩm quyền thay đổi người đại diện theo pháp luật của CTCP thuộc ĐHĐCĐ trong trường hợp việc thay đổi NĐDTPL làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty và trường hợp việc thay đổi NĐDTPL không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của NĐDTPL quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp thì thẩm quyền do HĐQT quyết định.  

Thời điểm người đại diện theo pháp luật mới được quyền thay mặt công ty giao dịch và ký hợp đồng.

Khi ban hành Quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật, Quyết định sẽ có quy định rõ thời điểm có hiệu lực. Tuy nhiên, Quyết định thay đổi NĐDTPL cần phải thông báo đến Sở KH&ĐT, sau khi được chấp thuận sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới có nội dung đã sửa đổi thông tin người đại diện theo pháp luật. Do đó, có hai quan điểm về thời điểm mà người đại diện theo pháp luật mới có thẩm quyền giao dịch, ký kết hợp đồng.

- Quan điểm thứ nhất, là thời điểm có hiệu lực của Quyết định do ĐHĐCĐ/HĐQT ban hành.

- Quan điểm thứ hai là thời điểm được chấp thuận của Sở KH&ĐT.

Theo quan điểm của chúng tôi thì nên xác định thời điểm mà người đại diện theo pháp luật mới được quyền đại diện doanh nghiệp để ký kết hợp đồng là thời điểm được Sở chấp thuận và được ghi nhận trong GCN đăng ký doanh nghiệp. Bởi lẽ, Quyết định của HĐQT/ĐHĐCĐ là quyết định nội bộ của doanh nghiệp, người ngoài sẽ không thể biết và tiếp cận được Quyết định này. Do đó, thời điểm người đại diện theo pháp luật mới được đại diện doanh nghiệp giao kết hợp đồng nên được xác định là thời điểm đã được Sở chấp thuận và được ghi nhận trong GCN đăng ký doanh nghiệp.

Khoa Nguyễn

(Nguồn: luatsutructuyen.vn)

Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật APOLO LAWYERS.

Tư vấn giải quyết tranh chấp về thừa kế

Tư vấn ly hôn trọn gói tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon