Thông tin từ thực tiễn cho thấy hoạt động thương mại có tính chất nhượng quyền đã xuất hiện từ nhiều năm trước khi cả Luật Thương mại 2005 có hiệu lực, khi một số doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu có uy tín và phát sinh nhu cầu mở rộng mạng lưới kinh doanh dưới thương hiệu đó. Từ khi Luật Thương mại 2005 có hiệu lực, hoạt động nhượng quyền thương mại đã nhanh chóng phát triển, đặc biệt là hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài và Việt Nam, nhất là khi thị trường bán lẻ Việt Nam được mở cửa gần như hoàn toàn theo cam kết với WTO từ đầu năm 2009. Vậy làm sao để nhượng quyền thương hiệu thành công? Bài viết sau đây, Công ty Luật Apolo Lawyers xin cung cấp thông tin làm sao để nhượng quyền thương hiệu thành công. Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 0903.419.479 để được Công ty luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.
Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005 giải thích:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Như vậy, nhượng quyền thương hiệu là quan hệ hợp đồng giữa hai hoặc nhiều bên tham gia, trong đó bên tham gia là bên nhận quyền được quyền tham gia bán sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ theo một kế hoạch kinh doanh hay trong một hệ thống phân phối do bên nhượng quyền vạch ra và cơ hội kinh doanh của bên nhận quyền gắn liền với các quyền được bảo hộ (như nhãn hiệu, sáng chế, quảng cáo) hay các dấu hiệu thương mại của bên nhượng quyền và bên nhượng quyền có thể dành cho bên nhận quyền các ưu đãi trên thị trường đầu vào, còn bên nhận quyền có nghĩa vụ trả trực tiếp hoặc gián tiếp khoản tiền nhượng quyền định kỳ.
Hoạt động nhượng quyền thương hiệu có một số nét tương đồng với hoạt động đại lý thương mại và hoạt động phân phối hàng hóa, nhưng cũng có một số đặc trưng khác phân biệt với các hoạt động này.
Hoạt động nhương quyền thương hiệu luôn có sự tham gia của bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều phải là thương nhân và là các chủ thể pháp lý độc lập với nhau.
Đối tượng nhượng quyền thương hiệu là các quyền thương mại mà bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền theo thỏa thuận hợp đồng. Theo quy định của pháp luật thương mại bên nhượng quyền có thể cấp cho bên nhận quyền các quyền thương mại, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP:
“a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.”
Trong đó, “quyền thương mại chung” nêu tại điểm b bao gồm quyền thương mại nêu tại điểm a và quyền thương mại nêu tại điểm c. Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
Hoạt động nhượng quyền thương hiệu thành công luôn tạo thành một hệ thống nhượng quyền thương mại gồm một bên nhượng quyền và nhiều bên nhận quyền. Cần phân biệt các hệ thống nhượng quyền khác nhau như sau:
Có hai loại hệ thống nhượng quyền một cấp, đó là:
Thứ nhất, hệ thống nhượng quyền mà bên nhận quyền được cấp quyền thiết lập chỉ một cơ sở kinh doanh theo phương thức nhượng quyền duy nhất, là loại quyền được đề cập tại điểm a khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
Thứ hai, hệ thống nhượng quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại. Trong đó, bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định được đề cập tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
Bên nhượng quyền không chỉ cấp cho bên nhận quyền được tự tiến hành công việc kinh doanh như trong hệ thống nhượng quyền một cấp, mà còn cấp cho bên nhận quyền “quyền thương mại chung” như được đề cập tại điểm a khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
Quyền thương mại chung bao gồm quyền được phép cấp lại quyền thương mại cho bên nhận quyền ở cấp tiếp theo. Trong trường hợp này, bên nhận quyền được gọi là bên nhận quyền sơ cấp. Khi bên nhận quyền sơ cấp cấp lại quyền thương mại thì bên đó còn được gọi là bên nhượng quyền thứ cấp và bên được cấp lại quyền thương mại được gọi là bên nhận quyền thứ cấp. Ở hệ thống nhượng quyền thương mại hai cấp này bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa (khoản 9 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP).
Quan hệ nhượng quyền thương mại giữa (i) bên nhượng quyền và bên nhận quyền sơ cấp là quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại sơ cấp và (ii) giữa bên nhận quyền sơ cấp đó (bên nhượng quyền thứ cấp) với bên nhận quyền thứ cấp là quan hệ hợp đồng thương mại thứ cấp. Quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại sơ cấp và thứ cấp là quan hệ hợp đồng độc lập với nhau về mặt pháp lý.
Theo khoản 2 Điều 291 Luật Thương mại 2005 quy định “Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại”. Như vậy, Luật này xem kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại là hoạt động kinh doanh có điều kiện, bao gồm điều kiện đăng ký nhượng quyền thương mại.
Theo quy định tại Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP sửa đổi thì việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước, nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài chỉ yêu cầu thực hiện chế độ báo cáo với Sở công thương nơi bên nhượng quyền đăng ký doanh nghiệp. Còn hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào nội địa là phải đăng ký tại Bộ Công thương.
Nếu có khó khăn, thắc mắc trong vấn đề nhượng quyền thương hiệu cũng như các vấn đề khác Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903 419 479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Chúng tôi là công ty luật hoạt động dựa trên nền tảng lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm làm đầu. Luật sư của chúng tôi là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm hành nghề lâu năm, luôn làm việc tận tâm, nhiệt tình và hiệu quả. Chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội. Thông tin của khách hàng được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Và điều quan trọng mang đến sự thành công cho chúng tôi là chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm và lợi ích tối đa trong từng vụ việc.
>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại mới nhất
>>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục và điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics
APOLO LAWYERS