Hợp đồng đặt cọc là một phần quan trọng của các giao dịch kinh doanh. Tuy nhiên, có những tình huống phức tạp khiến hợp đồng đặt cọc trở nên bị vô hiệu. Vì vậy, hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu trong những trường hợp nào? Hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu về vấn đề trên. Trong trường hợp Quý khách hàng có vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline 0903.419.479 hoặc email contact@apolo.com.vn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Theo đó, việc đặt cọc được hiểu là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Như vậy, việc đặt cọc có phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên do đó có thể hiểu hợp đồng đặt cọc là một dạng của hợp đồng dân sự.
Các trường hợp hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu
2. Hợp đồng bị vô hiệu là gì?
Theo quy định tại Điều 407 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Các trường hợp hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu
3. Các trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu
Theo quy định tại Điều 117 và Điều 407 Bộ luật dân sự 2015, ta có thể hiểu hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Nếu hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Thứ hai, hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo.
Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đồng giả tạo vô hiệu, còn hợp đồng dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo lập nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng đó vô hiệu.
Thứ ba, hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Thứ tư, hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn.
Trường hợp hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp mục đích của hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.
Thứ năm, hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Thứ sáu, hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu.
Thứ bảy, hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Theo đó, trong trường hợp ngay từ khi giao kết hợp đồng đặt cọc, đối tượng trong hợp đồng này không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.
Trên đây là những nội dung cần thiết mà Apolo Lawyers cho rằng Quý độc giả cần nắm vững để bảo vệ tốt nhất quyền, và lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Trường hợp cần sự hỗ trợ của luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 66 701 709 | 0939.486.086 | 0908.043.086
Văn phòng tại Bình Thạnh:
Tầng 09, Tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 35 059 349 | 0908.097.068
_____________
Hotline: 0903 600 347
Email: contact@apolo.com.vn
Website: apolo.com.vn
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động
>>> Xem thêm: Dịch vụ Luật sư đại diện tham gia tố tụng tại TP. Hồ Chí Minh
APOLO LAWYERS