Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Quyền nuôi con sau khi bố mẹ ly hôn

Với những xung đột trong cuộc sống thường ngày, vợ chồng xảy ra xích mích, to tiếng với nhau lâu ngày không tìm ra cách giải quyết sẽ dẫn đến lựa chọn ly hôn với nhau. Việc chọn lựa phương án giải quyết ly hôn được coi là phương hướng ổn thỏa nhất cho cả hai bên, theo đó, vấn đề quan trọng nhất lúc này đó là ai là người được hưởng quyền nuôi con? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về điều này? Hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu về vấn đề trên. Trong trường hợp Quý khách hàng có vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline 0903.419.479 hoặc email contact@apolo.com.vn.

1. Khi bố mẹ ly hôn con sẽ theo ai?

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định tại định Điều 82 của Luật hôn nhân và Gia đình và các luật khác có liên quan.

Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; Nếu bố mẹ không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Tuy nhiên, trong trường hợp không thoả thuận, khi quyết định con ở với ai, Toà án sẽ phải căn cứ vào một trong các yếu tố sau đây:

  •  Con từ đủ 07 tuổi trở lên: Xem xét nguyện vọng của con.

  • Con dưới 36 tháng tuổi: Giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng nếu người mẹ đủ điều kiện nuôi dưỡng. Chỉ trong trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng thì sẽ giao cho người cha nuôi hoặc theo thoả thuận của cha mẹ (nếu có) hoặc theo quyết định của Toà án.

  • Quyền lợi về mọi mặt của con, chẳng hạn như: Các bằng chứng cho thấy bên vợ hoặc chồng còn lại có lỗi trong việc ly hôn; Các bằng chứng chứng minh thu nhập đảm bảo nuôi con; Các bằng chứng chứng minh bạn có dành nhiều thời gian chăm sóc con;...

Khi đó, người không trực tiếp nuôi dưỡng thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và được quyền nhưng không được lạm dụng việc thăm con để gây ảnh hưởng đến sự phát triển, giáo dục con.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Quyền nuôi con sau khi bố mẹ ly hôn

2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trực tiếp nuôi con được quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì cũng có quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 83 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Cha mẹ ly hôn con có được do ông bà nuôi dưỡng không?

Về quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại với cháu được quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

“1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.”

Theo quy định này, với cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có anh, chị, em là người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Như vậy, trong trường hợp cháu còn cha mẹ thì khi cha mẹ ly hôn con sẽ không do ông bà nuôi dưỡng.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Quyền nuôi con sau khi bố mẹ ly hôn

4. Dịch vụ Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con

Việc tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn là rất phức tạp, đòi hỏi các bên phải tự chứng minh với Tòa án về việc mình có đủ điều kiện chăm sóc con tốt hơn người kia. Do đó, cần phải có Luật sư chuyên về ly hôn tham gia để tư vấn cho bạn các cách chứng minh điều kiện để giành quyền nuôi con của mình, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của bạn. 

Công ty Luật Apolo Lawyers có nhiều hình thức tư vấn để khách hàng lựa chọn như: tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng, tư vấn qua Email, tư vấn thông qua điện thoại và nhiều hình thức khác tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhất. Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua tổng đài, Zalo, Facebook, Messenger. Tuy nhiên đối với những trường hợp không thể giải đáp qua các phương tiện trên bạn có thể trực tiếp đến gặp Luật sư hoặc có thể lựa chọn tư vấn qua Email hoặc Whatsapp. Công ty chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất cho quý khách hàng, tư vấn bằng văn bản nhằm đảm bảo tính chính xác cao, có căn cứ pháp lý đúng pháp luật. Với sự hỗ trợ nhiệt tình đến từ công ty sẽ giúp quý khách hàng không phải mất nhiều thời gian, chi phí đi lại,… nhưng vẫn theo dõi và thực hiện quá trình thực hiện thủ tục ly hôn trong thời gian hợp lý nhất.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel: (028) 66 701 709 | 0939.486.086 | 0908.043.086

Văn phòng tại Bình Thạnh:

Tầng 09, Tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Tel: (028) 35 059 349 | 0908.097.068

_____________

Hotline: 0903 600 347

Email: contact@apolo.com.vn

Website: apolo.com.vn

>>> Xem thêm: Tại sao khi ly hôn và chia tài sản cần phải có Luật sư

>>> Xem thêm: Vợ chồng ly hôn, tài sản thừa kế thuộc về ai

APOLO LAWYERS

https://luatsutructuyen.vn/dich-vu-phap-ly-chi-tiet/dich-vu-luat-su-tu-van-ly-hon-nhanh-174.html

Tư vấn pháp luật trực tuyến

Thành lập doanh nghiệp, công ty trong nước

Dịch vụ Luật sư nhà đất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon