Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Tạm ngừng kinh doanh có phải trả lương cho người lao động không?

Khi tình hình tài chính gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp sẽ lựa chọn tạm ngừng kinh doanh để giải quyết thay vì giải thể doanh nghiệp, bởi vì, tạm ngừng kinh doanh có những ưu điểm giúp doanh nghiệp có thêm thời gian để khôi phục. Tuy nhiên việc tạm ngừng kinh doanh cũng có rất nhiều vấn đề xung quanh bao gồm việc tạm ngừng kinh doanh có phải trả lương cho người lao động không? Vậy, hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. Bạn có bất kỳ khó khăn, thắc mắc cần được tư vấn hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Apolo Lawyers (Hotline 0903.419.479) để được đội ngũ hỗ trợ sớm nhất!

1.Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 206 Luật Doanh Nghiệp 2020, như sau:

+ Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;

+ Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Tạm ngừng kinh doanh có phải trả lương cho người lao động không? 

2.Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải trả lương cho người lao động không?

Theo khoản 3 Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh như sau:

+ Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Như vậy, khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính sau:

+ Nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ;

+ Tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện  hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động.

Dịch vụ luật sư Apolo LawyersTạm ngừng kinh doanh có phải trả lương cho người lao động không? 

3.Phạt hành chính khi tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp không trả lương cho người lao động

Theo phân tích trên, khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động thì doanh nghiệp vẫn phải trả lương theo hợp đồng cho người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu như, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không trả lương cho người lao động thì sẽ bị phải theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/ NĐ-CP, theo các mức sau đây:

+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người cho đến 10 người lao động;

+Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người cho đến 50 người lao động;

+Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người cho đến 100 người lao động;

+Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người cho đến 300 người lao động;

+ Từ 40.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả:  Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/ NĐ-CP

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền hành chính quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II là mức phạt đối với cá nhân, trong đó bao gồm có cả hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động vừa nêu trên, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

>>>> Xem thêm:

- Đối với người sử dụng lao động là cá nhân:

+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người cho đến 10 người lao động;

+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người cho đến 50 người lao động

+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người cho đến 100 người lao động;

+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người cho đến 300 người lao động;

+ Từ 40.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

- Đối với người sử dụng lao động là tổ chức:

+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người cho đến 10 người lao động;

+ Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người cho đến 50 người lao động;

+ Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người cho đến 100 người lao động;

+ Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người cho đến 300 người lao động;

+ Từ 80.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội. Thông tin của khách hàng được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Và điều quan trọng mang đến sự thành công cho chúng tôi là chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm và lợi ích tối đa.

APOLO LAWYERS

Tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư trong nước & nước ngoài

Dịch vụ Luật sư đại diện tham gia tố tụng

Thành lập doanh nghiệp, công ty trong nước

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Tư vấn, soạn thảo hợp đồng

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon