Việc tranh chấp về quyền thừa kế, quyền hưởng di sản thừa kế giữa con nuôi và con ruột sau khi cha mẹ nuôi mất tương đối phổ biến và phức tạp. Vậy quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi được pháp luật quy định như thế nào? Hay cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu về Quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi.
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Theo đó, con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Vậy điều kiện để nhận nuôi con nuôi là gì? Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010, điều kiện đối với người nhận con nuôi trong nước như sau:
- Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
+Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
+ Có tư cách đạo đức tốt.
- Những người sau đây không được nhận con nuôi:
+ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
+ Đang chấp hành hình phạt tù;
+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
- Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần đáp ứng điều kiện hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
- Riêng đối với việc nhận cón nuôi có yếu tố nước ngoài thì ngoài các điều kiện trên thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú. Đối với công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi.
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản được hiểu là tài sản của cá nhân để lại sau khi chết, bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Di sản của cá nhân sau khi chết, nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản sẽ được phân chia cho người thừa kế theo pháp luật. Căn cứ quy định tại 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định ,theo thứ tự các hàng sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, con nuôi vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế do cha mẹ nuôi để lại. Tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 quy định con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”
Những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Bên cạnh đó, việc sắp xếp con đẻ và con nuôi ở cùng hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng thừa kế như nhau mà không phân biệt con đẻ hay con nuôi. Vì vậy nếu là con nuôi thì quyền được hưởng di sản thừa kế do cha mẹ để lại được đảm bảo như với con đẻ.
Quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi.
Khi Quý khách sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp phát sinh từ quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi của Công ty Luật Apolo Lawyers. Quý khách sẽ được cung cấp một số hoạt động pháp lý như sau:
Nếu khách hàng có bất kỳ khó khăn, thắc mắc về quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi vui lòng liên hệ với Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Apolo Lawyers luôn cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội. Thông tin của khách hàng được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Và điều quan trọng mang đến sự thành công cho chúng tôi là chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm và lợi ích tối đa trong từng vụ việc.
>>> Xem thêm: Vợ chồng ly hôn, tài sản thừa kế thuộc về ai
>>> Xem thêm: Tư vấn thanh toán và phân chia di sản thừa kế đúng luật
APOLO LAWYERS