Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Dịch vụ luật sư tư vấn giám hộ

Khi nào một người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi có thể đăng ký người giám hộ cho mình? Có các dạng người giám hộ như thế nào? Thủ tục đăng ký giám hộ ra sao? Luật sư giải đáp thắc mắc về giám hộ một cách nhanh chóng, chất lượng và hiệu quả nhất. Vui lòng liên hệ đến Hotline 0903.419.479 để được Công ty luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.

1. Giám hộ là gì?

Tại Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giám hộ như sau:

“Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Uỷ ban nhân dân cấp xã cử, được Toà án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giảm hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đậy gọi chung là người được giám hộ)”.

Vậy quan hệ giám hộ mang những nét đặc trưng sau:

Thứ nhất, quan hệ giám hộ là quan hệ giữa người giám hộ với người được giám hộ và bản chất đây là quan hệ đại diện. Người giám hộ sẽ nhân danh, thay mặt người được giám hộ để xác lập, thực hiện giao dịch mà người được giám hộ là chủ thể.

Thứ hai, quan hệ giám hộ được pháp luật quy định và các bên không thoả thuận để hình thành quan hệ này cho mình. Tức là, các trường hợp cần người giám hộ phải là các trường hợp mà luật quy định. Các chủ thể nếu không rơi vào các trường hợp này sẽ không được cử người giám hộ hoặc chọn người giám hộ cho mình.

Thứ ba, quan hệ giám hộ muốn hướng đến việc chăm sóc, bảo vệ tốt nhất cho người được giám hộ - những người mà bằng khả năng của chính mình, họ khó có thể chăm sóc bản thân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất. Chính vì thế, xác lập quan hệ giám hộ với mục tiêu bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp và chăm sóc tốt nhất cho những nhóm cá nhân này.

2Người giám hộ là gì?

Quy định về người giám hộ tại Bộ luật dân sự năm 2015 qua đó người giám hộ là cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện theo Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.

3Điều kiện trở thành người giám hộ?

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự 2015

+ Người giám hộ đáp ứng đủ điều kiện sau: tư cách đạo đức tốt, chưa vi phạm pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc xâm phạm tính mang hoặc sức khỏe hoặc danh dự hoặc nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, điều kiện kinh tế, chỗ ở ổn định, có thời gian chăm sóc người được giám hộ, không phải là đối tượng bị Tòa án tuyên hạn chế quyền chăm sóc, nuôi dưỡng với người dưới 18 tuổi

Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

+ Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2015.

+ Đáp ứng đủ điều kiện về  kinh tế, chỗ ở và các điều khác để hỗ trợ cho việc  thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Dich-vu-luat-su-tu-van-giam-ho-014. Người được giám hộ là gì?

Theo quy định tại điều 47 Bộ luật dân sự quy định về người được giám hộ như sau:

Điều 47. Người được giám hộ

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Người giám hộ là cha, mẹ khi cha mẹ là người giám hộ cho con nằm trong trường hợp người con bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người con chưa có vợ, chồng, con hoặc vợ chồng, con đều không đáp ứng đủ các điều kiện để làm người giám hộ theo quy định trên

5. Người giám hộ đương nhiên là gì ?

Người giám hộ đương nhiên là người có quan hệ thân thích với người được giám hộ và được pháp luật quy định là người giám hộ nếu có đủ điều kiện làm người giám hộ.

Quy định về người giám hộ đương nhiên:

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên trong các trường hợp không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, thì được xác định như sau: nếu anh, chị ruột không có thỏa thuận khác, thì anh cả hoặc chị cả đã thành niên là người giám hộ của em; nếu anh cả, chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ, thì những người tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ; Trong trường hợp không có anh, chị ruột hoặc anh, chị ruột không có đủ điều kiện thì ông bà nội hoặc ông bà ngoại có đủ điều kiện phải là người giám hộ. :

Người giám hộ đương nhiên của người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì được xác định là chồng (vợ) đối với vợ (chồng) hoặc là con đối với cha mẹ hoặc cha mẹ đối với con nếu những người này có đủ điều kiện làm người giám hộ.

Cha mẹ có phải là người giám hộ đương nhiên? Cha mẹ không phải là người giám hộ của con chưa thành niên mà là người đại diện theo pháp luật. Nếu không còn cha mẹ thì anh chị hoặc ông bà mới là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên. Vậy 17 tuổi có cần người giám hộ không? Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể có người giám hộ khi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu.

Người giám hộ của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là người được được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ.

6. Thủ tục đăng ký giám hộ

Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký giám hộ như sau:

Điều 19. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ

"Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ."

Điều 20. Thủ tục đăng ký giám hộ cử

"1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu."

Điều 21: Đăng kí giám hộ đương nhiên

"1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.

2. Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này."

Điều 22. Đăng ký chấm dứt giám hộ

"1. Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu."

Điều 23. Đăng ký thay đổi giám hộ

"Trường hợp yêu cầu thay đổi người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và có người khác đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ trước đó và đăng ký giám hộ mới theo quy định tại Mục này."

Dich-vu-luat-su-tu-van-giam-ho-02Nếu có khó khăn, thắc mắc trong vấn đề giám hộ cũng như các vấn đề khác liên quan đến giám hộ Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903 419 479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp về thừa kế 

>>> Xem thêm: Tư vấn pháp về thừa kế

APOLO LAWYERS

 

 

 

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Điều tra, đánh giá pháp lý tổng thể trong M&A - Due Diligence (DD)

Dịch vụ Luật sư đại diện tham gia tố tụng

Tư vấn, soạn thảo hợp đồng

Dịch vụ Luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon