Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.419.479

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Thủ tục ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng mắc bệnh tâm thần

Nếu như kết hôn là khởi đầu để xác lập nên quan hệ vợ chồng thì ly hôn chính là điểm cuối của mối quan hệ này. Khi đời sống hôn nhân không thể duy trì được nữa thì ly hôn là biện pháp tốt nhất để giải thoát cho đôi bên, đặc biệt trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng mắc bệnh tâm thần, không còn nhận thức được hành vi của mình nữa thì ly hôn là điều khó tránh khỏi.

Trong phạm vi bài viết này, Luật sư sẽ tư vấn cho các bạn một cách khái quát nhất về trình tự, thủ tục xin ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để ly hôn với người bị tâm thần cần phải tiến hành qua hai bước sau:

Bước 1Thực hiện thủ tục đề nghị Tòa án tuyên vợ hoặc chồng bị tâm thần mất năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2005, khoản 1 Điều 376 Bộ luật Tố tụng dân sự 2014 thì người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, vợ hoặc chồng của người bị tâm thần có quyền yêu cầu Tòa án tuyên vợ hoặc chồng của mình bị mất năng lực hành vi dân sự. Kèm theo đơn yêu cầu phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh vợ hoặc chồng bị tâm thần không còn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu của vợ hoặc chồng người bị tâm thần và có đầy đủ kết quả giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu, Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu theo Điều 377 Bộ luật Tố tụng dân sự 2014. Nếu chấp nhận đơn yêu cầu, Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 378 Bộ luật Tố tụng dân sự 2014.

Bước 2Thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn với người vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự tại Tòa án có thẩm quyền.

Sau khi đã có quyết định tuyên bố vợ hoặc chồng bị tâm thần mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án thì người vợ hoặc chồng có quyền đơn phương ly hôn với người vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Theo khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị mất năng lực hành vi dân sự xin ly hôn thì căn cứ vào các quy định về giám hộ trong Bộ luật Dân sư, Tòa án sẽ chỉ định người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Vì một bên đương sự bị mất năng lực hành vi dân sự nên sau khi thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử mà không cần hòa giải theo quy định tại khoản 3 Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2014.

Tài liệu, hồ sơ xin ly hôn trong trường hợp này, được Luật sư Tranh tụng liệt kê dưới đây để quý độc giả tham khảo, bao gồm:

(1) Đơn xin ly hôn (theo mẫu quy định);

(2) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

(3) Bản sao chứng minh nhân dân của các bên;

(4) Bản sao hộ khẩu của các bên;

(5) Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự;

(6) Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của các con (nếu có);

(7) Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh tài sản (nếu có yêu cầu).

Lưu ý là theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần, không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ hoặc chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Thảo Linh

(Nguồn: luatsutructuyen.vn)

Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật APOLO LAWYERS.

Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp

Dịch vụ Luật sư nhà đất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tư vấn ly hôn trọn gói tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Thành lập doanh nghiệp, công ty trong nước

Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
icon_email
phone-icon